Văn thơ chữ nghĩa
Nguyễn Ngọc Ngạn viết về tác giả Sài Gòn em còn ở đó
Tôi chưa có dịp nào nói với nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng là tôi rất thích cái tựa đề cuốn truyện dài “ Người Đi Trên Mây” của ông. Bởi vì mỗi lần nhắc dến nó, tôi đều liên tưởng tới người bạn trẻ gặp gỡ trên đường tị nạn: Trần Chí Phúc. Dưới mắt tôi , Phúc chính là một người đi trên mây, hiểu theo nghĩa riêng của tôi.
Đời người ai cũng có kỷ niệm. Có những kỷ niệm mà mình muốn giữ lại trong lòng, thì hình như chúng cứ phai nhạt dần. Tuổi mới lớn, lần đầu tiên cầm tay một người con gái đã là một kỷ niệm lớn lao trong đời. Cái giây phút rung động kỳ lạ, gai ốc nổi cùng người và trái tim run lên phừng phực. Đó là mới chỉ cầm tay thôi, chưa cầm bất cứ thứ gì khác. Rồi thời gian qua đi, tuổi đời chồng chất mãi, những rung động ấy tan dần và dường như biến mất. Muốn níu kéo tìm lại cảm giác ban đầu cũng chẳng còn thấy nữa. Sau mỗi lần yêu, hình như trái tim lại mòn đi một chút.
Ngược lại, có nhiều kỷ niệm muốn xóa bỏ cho đỡ bận tâm thì chúng lại bám lấy ta. Buổi đầu đặt chân đến đất tị nạn là một trong những kỷ niệm mà tôi muốn quên, nhưng có lẽ khó có thể quên nổi. Giữa năm 1979, tôi từ Mã Lai sang Vancouver, thành phố ấm áp nhất của Canada, nơi có phố Tàu nổi tiếng thứ nhì thế giới sau San Francisco...
.jpg)
Về trường hợp một bài viết của Du Tử Lê
.jpg)
Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư từ ngóc nhìn Văn hóa
